Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương viêm, dẫn đến sưng và hình thành những vết loét trong niêm mạc dạ dày. Có 2 loại là viêm dạ dày cấp và mạn:
· Viêm dạ dày cấp: là biểu hiện sưng, viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày, xuất hiện những cơn đau dữ dội và theo từng đợt ngắn
· Viêm dạ dày mạn: là hiện tượng axit dạ dày bị nhiễm trùng, gây ra những tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày. Điều đó có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày và phá hủy dạ dày của chúng ta.
Cảnh báo viêm loét dạ dày có thể gây ung thư
Viêm loét dạ dày cấp hoặc mạn tính có ảnh hưởng lớn đến một bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ thực dưỡng cho cơ thể. Loét dạ dày chủ yếu là do vi khuẩn HP gây ra, loét dạ dày là vết loét hở vi khuẩn có thể lây nhiễm dễ dàng, vì vậy chúng ta không nên xem thường nó. Đặc biệt là khi viêm loét dạ dày mạn tính, nó bào mòn lớp niêm mạc dạ dày gây ra dị sản hoặc loạn sản. Đây chính là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào và sẽ dẫn đến ung thư nếu không được điều trị.
Thực trạng bệnh viêm loét dạ dày hiện nay
Các bộ phận bên trong cơ thể người, dạ dày có vai trò rất quan trọng trong vấn đề dinh dưỡng. Viêm loét dạ dày lại là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể gây ung thư dạ dày.
Theo điều tra của hội Khoa Học Tiêu hóa Việt Nam 70% người Việt có nguy cơ bị viêm dạ dày, trong các bệnh ở đường tiêu hóa thì bệnh viêm loét dạ dày chiếm 26% và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP
Khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, chúng thường sống trong lớp niêm mạc dạ dày. Bình thường, khuẩn HP không gây ra vấn đề gì, nhưng khi nó hoạt động, hóa chất mà chúng tiết ra có thể gây kích ứng, viêm lớp bên trong của dạ dày và gây ra loét.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống không đúng giờ giấc, hay bỏ bữa, ăn đêm, ăn nhanh và nhai không kĩ, vừa ăn vừa làm việc. Ăn nhiều thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn và một số thực phẩm tươi sống. Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chua, thiếu đạm, thiếu vitamin… đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ loét bằng cách thúc đẩy viêm và cản trở chức năng miễn dịch.
Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm
Viêm loét dạ dày có thể phổ biến hơn ở những người lớn tuổi sử dụng nhiều thuốc giảm đau chống viêm, hoặc ở những người dùng các loại thuốc này để điều trị các bệnh lý về xương khớp
Sử dụng nhiều loại thuốc có thể dẫn đến viêm loét dạ dày
Stress, căng thẳng kéo dài
Những người thường xuyên lo lắng và căng thẳng quá mức có tỉ lệ viêm loét dạ dày cao hơn những người bình thường khác. Bởi căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng thêm sự rối loạn của quá trình tiêu hóa. Do đó, cơ thể dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập đặc biệt là vi khuẩn HP.
Sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn
Uống quá nhiều rượu bia có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày. Điều này dẫn đến viêm và làm tăng nguy cơ phát triển vết loét. Mặt khác, uống nhiều rượu bia cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành các vết loét dạ dày đã có.
Di truyền
Nếu trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày thì bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh này, bởi nó mang tính di truyền
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày
- Đau dạ dày vùng thượng vị;
- Buồn nôn, nôn;
- Chán ăn, ăn không ngon;
- Rối loạn tiêu hóa;
- Mất ngủ, giảm cân đột ngột.
Trusilvr nước giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, giúp làm lành các vết loét, tiêu diệt vi khuẩn, vi rút một cách hiệu quả, không gây tác dụng phụ.
#viemloetdaday
Nhận xét
Đăng nhận xét